Trái thốt nốt nghề mưu sinh của bà con Khmer An Tức
Từ bao đời nay, thốt nốt đã được mệnh danh là món quà quý do thiên nhiên ban tặng cho người dân Bảy Núi và gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer An Giang nói chung và bà con Khmer xã An Tức nói riêng, nhất là trong mùa khô ,nơi đây lại có một nghề mà người ta hay gọi “ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” ngoài hứng nước thốt nốt để nấu thành đường, cây thốt nốt còn cho trái ngọt để mà bà con Khmer An Tức chúng tôi có cái nghề mưu sinh trong mùa khô, đem nguồn thu nhập cho gia đình.
Cái tên thốt nốt có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Khmer là “th'not”. Với đồng bào Khmer, thốt nốt là một giống cây quý trời ban. Bởi ngoài khai thác nước làm đường thốt nốt , hay lấy lá gói bánh thì cây thốt nốt còn cho trái ngọt. Nhất là trong những ngày đầu mùa khô này đi trên các con đường ở các phum, sóc của xã An Tức, chúng ta dễ dàng ngửi được hương thơm ngào ngạt của đường thốt nốt và ngước nhìn trên những hàng cây lại thấy hình bóng của trái thốt nốt từng chùm từng chùm được chặt xuống, phía dưới gốc cây tiếng chặt trái thốt nốt ,sự điêu luyện chặt lấy từng múi nghe mà đã tay làm sao.
Được trò chuyển và chứng kiến cảnh leo cây thốt nốt cũng như cách chặt trái thốt nốt , tôi mới hiểu ra rằng không có công việc nào mà không đánh đổi cả. như việc trèo cây để chặt trái thốt nốt , cứ mà sơ suất một chút là có thể đánh đổi cả tính mạng . Tuy nhiên vì cuộc sống, vì gia đình mà bà con phải cố gắng , kiếm nguồn thu nhập cho gia đình . Được biết An Tức có 12 hộ kiếm thu nhập từ việc chặt trái thốt nốt . như chia sẻ của chị Néang Đa - ấp Ninh Thuận xã An Tức: từ khi lập gia đình hơn 10 năm nay , nhà không có đất sản xuất nên 2 vợ chồng bám với nghề bán trái thốt nốt. mỗi năm gia đình thuê khoảng 300 cây thốt nốt của bà con để chặt trái bán cho các mối lái , 2 vợ chồng tự leo cây , tự chặt bán cho mối. Tuy nhiên thốt nốt chỉ thu hoạch cao điểm trong 3 tháng mùa khô , từ tháng 1 tới tháng 4 mà thôi. những tháng mùa mưa thì việc leo trèo cũng giảm đáng kể .
chị Néang Đa - ấp Ninh Thuận xã An Tức cho biết thêm: “ Chặt trái thốt nốt trong mùa nắng từ tết tới khoảng tháng 4, tháng 5 . tháng 6 có mưa , mùa mưa thì chỉ chặt lai rai thôi , lâu lâu mới chặt . Có cây cho trái nhiều , cây nào mới lớn thì ít trái lắm . Tôi thuê cây người ta khoảng 300 cây/ năm. 100-150 ngàn/cây . Cây nào trái nhiều thì leo chặt 3,4 cây là đủ số lượng giao cho mối rồi. có ngày chặt được 50 kí, 40 , có khi 30 kí cũng có. tùy ngày không cố định đâu.
Anh Chau Hươne - chồng của chị Đa còn cho biết thêm. Năm nay trái thốt bán cho mối từ 50-60 ngàn đồng/kg. giá cao hơn mỗi năm nên tôi vui lắm , năm ngoái chỉ bán được 30 ngàn đồng/kg thôi. ngày nào 2 vợ chồng cũng đi thu hoạch trái thốt nốt hết, vì mối lái đến lấy tận nhà, cũng nhờ mùa khô mà đường ngoài đồng ruộng dễ chạy xe hơn, có thể chạy tới tận gốc cây rồi vận chuyển về. vợ tôi thì đảm nhiệm phần chặt múi thốt nốt , cứ chia sẻ tiếp nhau làm vì vậy mà công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.
Dẫu lắm vất vả và hiểm nguy, thế nhưng cũng nhờ cái nghề này mà biết bao gia đình có nguồn thu nhập. Có lẽ vì thế, hình ảnh những người mưu sinh giữa lưng trời vẫn luôn hiện hữu. Đó như một nét đẹp đặc trưng của xã vùng núi An Tức.
Thươne